Những câu hỏi thường gặp về Business Analyst (phần 1)

2 bài viết / 0 mới
Bài gửi cuối
Nguyen Duc Giang
Offline
Truy cập lần cuối: 6 năm 6 tháng trước
Tham gia: 19/01/2016 - 12:20
Những câu hỏi thường gặp về Business Analyst (phần 1)

Nhiều bạn rất quan tâm đến công việc phân tích nghiệp vụ, phân tích kinh doanh, Business Analyst đã gởi câu hỏi về cho đội ngũ tư vấn của chúng tôi thông qua website của chúng tôi trong thời gian qua. Chúng tôi xin tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất.

Hỏi: Phân tích nghiệp vụ (Business Analysis) là gì?

Trả lời: Theo định nghĩa BABOK v3 (phiên bản mới nhất phát hành ở tháng 4/2015) của Viện Phân tích Nghiệp vụ Quốc tế – International Institute of Business Analysis (IIBA) thì:

“Business analysis is the practice of enabling change in an enterprise by defining needs and recommending solutions that deliver value to stakeholders.” <!--break-->

Hỏi: Khác nhau giữa “chuyên viên phân tích nghiệp vụ” và “chuyên viên phân tích kinh doanh” là gì?

Trả lời: Tuỳ thuộc vào mỗi ngành nghề mà doanh nghiệp phiên dịch vai trò Business Analyst với cái tên khác nhau như câu hỏi của bạn. Bạn nên xem bảng mô tả công việc của công ty trong ngành trên các trang tuyển dụng thì bạn sẽ thấy có 70-80% mô tả công việc có điểm giống nhau, vẫn có những khác nhau do đặc thù của ngành, mục tiêu của doanh nghiệp. Business Analyst là người vận dụng các kỹ năng và kiến thức của Business Analysis để giải quyết vấn đề như câu hỏi ở trên.

Hỏi: Những kỹ năng và kiến thức cần có để trở một chuyên viên phân tích nghiệp vụ là gì?

Trả lời: Đây là câu hỏi thú vị và chúng tôi nhận được hỏi nhiều nhất. Những kỹ năng và kiến thức của một BA cần có:

  • Kiến thức về ngành nghề kinh doanh
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tương tác
  • Đạo đức cá nhân
  • Kiến thức về công nghệ và công cụ

Ngoài ra, các bạn nên thực hành và trải nghiệm nhiều hơn nữa để có thêm kinh nghiệm.

Bạn đọc thêm series bài viết “Những Kỹ năng nào là quan trọng cho một Business Analyst mới vào nghề?”, bài viết này có 3 phần, bạn xem ở link Phần 1Phần 2, và Phần 3.

Hỏi: Vai trò của Business Analyst – BA trong công ty bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán là gì?

Trả lời: Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì chức danh BA trong doanh nghiệp ko rõ ràng. Tuy nhiên các tập đoàn đa quốc gia hoặc công ty bảo hiểm, ngân hàng, họ luôn có hẵn team với chức danh BA. Họ liên tục làm việc với các bộ phận nghiệp vụ, trọng tâm vào các giá trị liên quan đến business process, dùng kỹ thuật phân tích nghiệp vụ để xem các giải pháp họ đang thực hiện thì giải pháp CNTT nào hoặc giải pháp đến từ bên ngoài có thể thỏa mãn để tối ưu hóa nghiệp vụ, thay đổi quy trình, tự động hóa quy trình, cung cấp các khả năng hóa thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn. Bài toán giải pháp của ngân hàng, bảo hiểm không hề nhỏ, đòi hỏi các BA phải có cách nhìn khác nhau về sản phẩm đó và thường thì các giải pháp của bạn sẽ đưa ra cách giải quyết tức thời cho một nhu cầu nào đó.

Hỏi: Ở doanh nghiệp Startup thì có cần vị trí Business Analyst?

Trả lời: Đối với các Startup (đặc biệt là Startup về công nghệ) việc phân tích sản phẩm, thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp đón đầu những biến động mới để chủ động xây dựng những đối pháp phù hợp đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp. “Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp đều có thể học tập để trở thành một nhà phân tích kinh doanh cho lĩnh vực mình phụ trách. Chứ không nhất thiết phải thuê một chuyên viên phân tích kinh doanh”

Bạn có thể đọc thêm bài viết “Business Analyst: Phụ tá đắc lực cho doanh nghiệp startup”.

Hỏi: Em là một sinh viên ngành quản trị kinh doanh thì có phù hợp với công việc phân tích kinh doanh?

Trả lời: Với người có nền tảng về quản trị kinh doanh là một lợi thế cho công việc phân tích kinh doanh. Bạn được học về quản trị và kinh doanh, bạn sẽ tiếp cận nhanh các hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó bạn sẽ có nhiều thuận hơn trong việc giao tiếp. Nhưng đó chỉ là sơ khởi bước đầu, nghề phân tích kinh doanh đòi hỏi bạn cần nhiều kỹ năng và kỹ thuật phân tích và bạn không ngừng học tập qua các dự án thực tế khác nhau.

Bạn có thể đọc thêm bài viết: “Những lý do để bắt đầu với nghề Business Analyst

Hỏi: BA có phải là “thông dịch viên” giữa người làm kinh doanh với người làm kỹ thuật?

Trả lời:  Đây là một hiểu nhầm đáng tiếc, công việc chính của BA là problem solving – giải quyết vấn đề, mà tại đó BA cần phải tìm ra nhu cầu của khách hàng (vấn đề hoặc các cơ hội) để đưa ra hướng giải quyết bằng đề xuất mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Hỏi: Sự khác nhau giữa IT Business Analyst và Business Analyst là gì?

Trả lời: vai trò IT Business Analyst thường được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất và gia công phần mềm, phần lớn thời gian của họ tham gia giải quyết vấn đề trong dự án CNTT. Trong khi vai trò Business Analyst thì được áp dụng rộng hơn, có thể họ đảm nhận công việc phân tích quy trình nghiệp vụ, phân tích chiến lược kinh doanh.

Đọc thêm: “Bạn có phải là IT Business Analyst Chuyên nghiệp”.

Hỏi: Nhiều nơi gọi là ICT BA, vậy có khác biệt gì với BA?

Trả lời: Có một số doanh nghiệp có chức danh ICT BA (Information and Communication Technology BA). Nếu bạn xem bản mô tả công việc của ICT BA và IT Business Analyst thì bạn thấy phần lớn thường giống nhau.

Hỏi: Sự khác nhau giữa Kỹ sư cầu nối (Bridge Engineer) và BA là gì?

Trả lời: Kỹ sư cầu nối thường được dùng nhiều ở các doanh nghiệp Software Outsourced. Công việc của họ thường tiếp nhận các yêu cầu, hoặc giải pháp từ BA ở đơn vị thuê họ, đặc tả các yêu cầu ấy thành các tài liệu kỹ thuật và giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu được các yêu cầu và phát triển sản phẩm. Kỹ sư cầu nối đảm nhận công việc kết nối giữa người làm kỹ thuật và Business Analyst hoặc khách hàng. Kỹ sư cầu nối đòi hỏi có kiến thức kỹ thuật nhất định.

Hỏi: Tương lai của nghề BA trong 5-10 năm tới như thế nào?

Trả lời: Trong vòng 5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu suy nghĩ nhiều đến quản trị thay đổi. Khi các yếu tố dẫn đến sự thay đổi càng nhanh, càng vội vã thì nhu cầu cần chuyên viên BA càng cao. Ngày nay sự thay đổi của một vòng đời sản phẩm cực kì nhanh, sự lỗi thời của sản phẩm diễn ra nhanh hơn. Và doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi về quy trình nghiệp vụ, về cơ cấu tổ chức để đáp ứng được nhu cầu trên thị trường.

Do vậy, từ bây giờ đến mai sau, tương lai của BA sẽ luôn gắn liền với quản trị thay đổi. Quản trị thay đổi càng đòi hỏi cấp bách thì vai trò của chuyên viên BA càng trở nên quan trọng.

Nhu cầu tuyển dụng BA thời gian gần đây của các doanh nghiệp VN, đặc biệt là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm rất nhiều và sẽ nhiều hơn nữa trong tương lai phát triển của các ngành công nghiệp.

Hỏi: Hiện em đang làm công việc Quality Control – QC thì muốn chuyển sang công việc Business Analyst thì cần chuẩn bị gì?

Trả lời: Đây là chiến lược phát triển nguồn nhân lực BA ở nhiều công ty software outsourced, những thành viên mới của BA thường đảm nhận các công việc đặc tả tài liệu kỹ thuật trong dự án. Nhưng theo thời gian bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn và có cơ hội giải quyết bài toán khách hàng ở góc độ của một Business Analyst thực thụ. Bạn cần dành nhiều thời gian để học và thực hành các kỹ năng và kiến thức trong các dự án thực tiển, BABOK v3 là một tài liệu tham khảo tốt. Bạn có thể đọc thêm bài viết “Những Kỹ năng nào là quan trọng cho một Business Analyst mới vào nghề?” để biết mình có phù hợp với nghề BA không nhé.

Bạn cũng tham khảo thêm bài “Phút tâm tình người làm IT Business Analyst

Hỏi: Khác biệt giữa công việc của Project Manager và Business Analyst trong dự án CNTT là gì?

Trả lời: Business Analyst và Poject Manager là hai công việc không có bất cứ mối liên hệ nào với nhau.

  • Project Manager được giao một loạt chỉ tiêu để đảm bảo chiến lược kinh doanh được thực thi thông qua các dự án mới.
  • Business Analyst đảm bảo đưa ra các giải pháp đề xuất để giải quyết được các nhu cầu (vấn đề hoặc cơ hội) và mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Ở các dự án lớn thì thường BA tham gia trước quản lý dự án để xác định các nhu cầu và đưa ra giải pháp đề xuất trước khi hình thành dự án. Trong khi ở các dự án nhỏ trên thị trường Việt thì phần lớn Sales Consultant đã xác định hướng giải quyết và BA chỉ đảm nhận một phần công việc thu thập yêu cầu chi tiết và phát triển các tài liệu kỹ thuật cần thiết theo yêu cầu của PM.

Bạn có thể đọc thêm bài: “Đâu là điểm khác biệt giữa Product Manager và Project Manager?

Hỏi: Hiện tôi đang là IT Manager ở doanh nghiệp Non-IT, vậy kỹ năng và kiến thức của Business Analysis giúp được gì cho công việc của tôi?

Trả lời: Các chủ doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Non-IT ý thức rất rõ giá trị mà CNTT mang lại và IT Manager là thành viên không thể thiếu trong ban giám đốc. Mà ở đó, IT Manager ngồi làm việc với lãnh đạo để thấu hiểu tâm tư, chiến lược của doanh nghiệp, làm việc với các bộ phận nghiệp vụ khác để lắng nghe nhu cầu để từ đó đưa ra các giải pháp CNTT để giải quyết bài toán của doanh nghiệp. Lúc này IT Manager đang đảm nhận vai trò Business Analyst. Nếu IT Manager vận dụng tốt các kỹ năng và kiến thức của Business Analysis thì anh/chị sẽ biết cách chứng minh giải pháp đề xuất mang lại giá trị cộng thêm cho doanh nghiệp như thế nào. Có nhiều học viên của khoá đào tạo Business Analysis Professional của chúng tôi là IT Manager, họ đánh giá rất cao về kiến thức mà họ đã được tiếp thu.

Hỏi: Em đang làm BA trong dự án ERP, em đang apply vào một công ty Software Outsourced thì em cần chuẩn bị những gì?

Trả lời: Agile là xu thế tất yếu, bởi vì nhiều doanh nghiệp Việt đã áp dụng Agile (Scrum là framework áp dụng phổ biến) vào chu trình dự án mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Ngoài kiến thức và kỹ năng của Business Analysis, BA cần tìm hiểu về Agile/Scrum để đáp ứng tính linh hoạt và phong cách làm việc trong dự án Agile.

Bạn đọc thêm bài viết “Trường thuật Offline Agile Business Analyst

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời bất kỳ cầu hỏi nào liên quan đến Business Analysis hoặc các khoá học khác. Anh/chị vui lòng gởi câu hỏi về cho chúng tôi thông qua website của chúng tôi nhé.

Nguồn: apexglobal.com.vn

Giang hy vọng các câu hỏi tạo ra sự thích thú cho các thành viên trong cộng đồng.

Trân trọng,

Nguyễn Đức Giang

lalisa99
Offline
Truy cập lần cuối: 1 năm 11 tháng trước
Tham gia: 13/05/2022 - 14:02
Sự khác nhau giữa IT BA và BA

Mọi người có thể tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa IT Business Analyst và Business Analyst.

Sự khác nhau giữa IT BA và BA