BUSINESS ANALYSIS VÀ BUSINESS ANALYTICS

1 post / 0 mới
nguyen92
Offline
Truy cập lần cuối: 3 năm 5 tháng trước
Tham gia: 11/12/2017 - 11:08
BUSINESS ANALYSIS VÀ BUSINESS ANALYTICS

Cùng với sự phát triển kiến thức và hiểu biết ngày càng tăng về khái niệm Analysis và Analytics domain. Có một sự nhầm lẫn rõ rệt giữa hai khái niệm “Business Analysis” và “Business Analytics” về điểm giống hay khác nhau.

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa chính xác và ứng dụng của Business Analysis và Business Analytics. Qua đó, tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai khái niệm để biết được rằng chúng ta sẽ cần những kỹ năng gì để phát triển trong từng lĩnh vực.

1. Business Analysis

Quyển sách A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK V3) có câu: “Business Analysis is the practice of enabling change in an organizational context, by defining needs and recommending solutions that deliver value to stakeholders”.

 

Tạm dịch: “Business Analysis là việc đề ra những thay đổi cho tổ chức, bằng cách xác định nhu cầu và những giải pháp mang đến giá trị thực tiễn cho các bên liên quan”.

Tuy nhiên, hiện nay khái niệm trên có thể khá phức tạp với người mới tìm hiểu. Vì vậy, bạn có thể hiểu đơn giản hơn như sau:

Business Analysis là: “Là việc giải quyết các bài toán của doanh nghiệp đang gặp phải dựa vào yêu cầu đầu vào giữa các bên liên quan và giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề đang gặp phải”.

Hầu hết, để giải quyết những vấn đề chúng ta phải thay đổi tiến trình, phương thức hoặc kỹ thuật mà công ty đang sử dụng nhưng không đạt hiệu quả. Việc làm này được gọi là “practice of enabling change”.

Ngoài ra, khi một vấn đề của công ty hoặc tổ chức được giải quyết. Điều đó hiển nhiên mang đến lợi ích (điều khoản doanh thu, lợi nhuận) cho những người tham gia vào hoạt động của công ty hoặc tổ chức đó. Nó được gọi là “deliver value to stakeholders”.

Hãy cùng nhìn qua một vài công việc trong lĩnh vực Business Analysis:

  • Requirement Elicitation (Khơi gợi yêu cầu)
  • Requirement and Process Analysis (Yêu cầu và phân tích quy trình)
  • Documentation of requirements (Tài liệu hóa yêu cầu)
  • As-is and To-be analysis (Phân tích hiện tại và tương tự)
  • Cost-Benefit Analysis (Phân tích lợi nhuận)
  • Requirement Verification and Validation (Xác mình và xác nhận yêu cầu)
  • Change Management (Quản lý thay đổi yêu cầu)

Công việc Business Analysis (gọi tắt là BA) được thực hiện bởi các vai trò:  Business Analysts, Systems Analyst, Functional Analyst and Business Requirements Analyst.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng vài trò của BA trong một bài viết khác nhé. Hoặc các bạn có thể tìm đọc thêm bài viết về BA.

2. Business Analytics

Theo Gartner công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin và công cụ cho các doanh nghiệp): “Business analytics is comprised of solutions used to build analysis models and simulations to create scenarios, understand realities and predict future states”.

Tạm dịch là:”Business Analytics là công việc bao gồm những giải pháp được sử dụng để xây dựng mô hình phân tích và mô phỏng để tạo ra các kịch bản, thấu hiểu hiện thực và dự đoán các trạng thái trong tương lai”.

Khá khó hiểu nhỉ? Vì thế hãy để ví dụ dưới đây làm rõ hơn câu nói ở trên:

  • Giả sử bạn là người đứng đầu của một công ty sản xuất thiết bị di động và được yêu cầu nghiên cứu để cho ra mắt một chiếc điện thoại mới.
  • Bây giờ, bạn sẽ phải làm gì? Chúng ta hãy liệt kê các công việc cần làm thành một danh sách:
  • Thu thập dữ liệu về việc sử dụng điện thoại trong vòng 5 năm qua
  • Thu thập thông tin về doanh số bán của những chiếc điện thoại trong 5 năm qua (công ty, địa điểm, giá bán hợp lí…)
  • Tìm ra những mẫu điện thoại bán thành công và thất bại bằng cách so sánh doanh số bán hàng.
  • Đánh giá điều gì khiến cho một vài chiếc điện thoại thành công và số khác thì thất bại bằng cách so sánh về các tham số như tính năng, giá…
  • Tìm hiểu xem có bất kì xu hướng và hiểu biết về các chi tiết và con số mà bạn có được.
  • Dự đoán các tính năng cần có trong chiếc điện thoại của bạn, giá bán và số lượng mà bạn sẽ bán được.

Trong những công việc được nêu ra ở trên, chúng ta đã khai thác dữ liệu, phân tích thống kê và phân tích dự đoán dựa trên lịch sử dữ liệu hay hiệu suất kinh doanh. Và chúng được sử dụng để hiểu rõ hơn, giúp doanh nghiệp trong việc đưa ra kế hoạch kinh doanh cũng như quyết định triển khai công việc.

Ở một cấp độ phức tạp hơn thì Business Analytics còn bao gồm cả thuật toán, mô hình và công cụ chuyên dụng để so sánh dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau.

3. Sự khác nhau giữa Business Analysis và Business Analytics

 

Hãy cùng tim hiểu về sự khác biệt chính giữa hai ngành:

Business Analysis:

  • Tập trung vào các quy trình, kỹ thuật và chức năng.
  • Được sử dụng để giải quyết những vấn đề phức tạp của doanh nghiệp và mang đến những thay đổi tích cực.
  • Được thực hiện bởi Business Analysts, Systems Analyst, Functional Analyst.
  • Kiến thức về chức năng, kinh doanh và các lĩnh vực thì cần thiết để làm công việc Business Analysis.
  • Các lĩnh vực tác động: Tổ chức, doanh nghiệp, quy trình, kinh doanh và công nghệ.

Business Analytics:

  • Tập trung vào dữ liệu và phân tích thống kê.
  • Được sử dụng để dự đoán các trạng thái trong tương lai và thúc đẩy các quyết định kinh doanh.
  • Được thực hiện bởi Data Analyst và Data Scientist.
  • Thống kê, toán học và lập trình là những kiến thức cần thiết cho công việc Business Analytics.

4. Những điểm giống nhau giữa Business Analysis và Business Analytics

Mặc dù, tồn tại những điểm khác nhau rõ rệt giữa Business Analysis và Business Analytics. Song cả “analysis” và “analytics” đều được sử dụng để gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm ra các giải pháp cho những vấn đề của doanh nghiệp.

5. Những kỹ năng cần thiết cho công việc Business Analysis

 

Business Analysis là một ngành học đa diện và cần phải có nhiều kỹ năng để trở thành một BA. BA là người có thể rút ra tất cả những yêu cầu tìm ẩn một cách hiệu quả, ghi lại các yêu cầu dưới dạng các trường hợp sử dụng hoặc câu chuyện người dùng, mô hình hóa chúng thông qua UML hoặc BPMN và xử lý quản lý thay đổi các yêu cầu.

Các kỹ năng được phân loại như:

  • Kỹ năng cơ bản: giải quyết vấn đề, giao tiếp, quản lý, nghiên cứu.
  • Kỹ năng kỹ thuật: kiến thức về công nghệ thông tin, hiểu biết về phát triển phần mềm và kiến thức lĩnh vực.
  • Kỹ năng Business Analysis: kỹ năng ứng dụng, tài liệu và kỹ năng hiểu và sáng tạo.

6. Những kỹ năng cần thiết cho công việc Business Analytics

  • Bối cảnh trong thống kê: có một nền tảng về bối cảnh thống kê mặc dù không bắt buộc nhưng được ưu tiên cao trong lĩnh vực phân tích vì bạn đã có sở trường về những con số và chi tiết.
  • Kỹ năng lập trình và lập luận toán học
  • Khả năng thể hiện dữ liệu: vẽ ra các mẫu, xu hướng và tương quan từ dữ liệu có sẵn
  • Kỹ năng báo cáo và thuyết trình: thể hiện kết quả của bạn cho đối tượng rộng hơn ở định dạng đơn giản hơn.

Các bạn có thể tìm đọc thêm bài viết về lĩnh vực này tại: http://www.bacs.vn/vi/blog/