Phân tích SWOT về du lịch thành phố Hồ Chí Minh

1 post / 0 mới
banglang
Offline
Truy cập lần cuối: 9 năm 10 tháng trước
Tham gia: 01/06/2010 - 20:23
Phân tích SWOT về du lịch thành phố Hồ Chí Minh

Phân tích swot về du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong xu hướng toàn cầu hoá và địa phương hoá du lịch. Trần Thị Mai Nhân(*)

Khoa Việt Nam học – Trường ĐHKHXH & NV TPHCM.

1. Mở đầu

Hiện nay, trong xu thế giao lưu và hội nhập, Việt Nam trở thành điểm đến của bè bạn năm châu. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam về nhiều mặt, trong đó có sự phát triển của ngành du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là một trong những địa phương có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch trong và ngoài nước, với bề dày văn hoá, lịch sử, với việc sở hữu nhiều di tích nổi tiếng, đồng thời cũng là nơi có tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá rất nhanh so với những địa phương khác trong cả nước. Kể từ năm 2000 - năm đầu tiên của Chương trình hành động quốc gia về du lịch đến nay, ngành du lịch ở Tp.HCM có sự phát triển vượt bậc với những thế mạnh và những cơ hội đến từ nhiều phía. Tuy nhiên, ngành du lịch của thành phố từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” này cũng tồn tại nhiều điểm yếu và tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Từ ý nghĩa và hiệu quả của phương pháp phân tích SWOT trong thực tiễn, chúng tôi thử vận dụng mô hình phân tích SWOT vào việc phân tích tình hình phát triển du lịch ở Tp.HCM hiện nay với mong muốn đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch ở một trong những trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị lớn của Việt Nam.

2. Vài nét về lý thuyết phân tích SWOT

SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) vàThreats (nguy cơ). Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh dựa trên các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được xem là những “yếu tố nội bộ”, còn cơ hội và nguy cơ là các “yếu tố bên ngoài”, tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của công ty/đề án kinh doanh.

Khung phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, trong thập niên 60-70 của thế kỷ XX, với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định (ngày nay gọi là “thay đổi cung cách quản lý”). Nhà kinh doanh bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều tốt và xấu cho hiện tại và tương lai. Những điều tốt ở hiện tại là Những điều hài lòng (Satisfactory), và những điều tốt trong tương lai được gọi là Cơ hội (Opportunity); những điều xấu ở hiện tại là Sai lầm (Fault) và những điều xấu trong tương lai là Nguy cơ (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.

Khung phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận lưới, gồm 4 phần chính: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats. Từ thử nghiệm của phiên bản đầu tiên (năm 1966) đến nay, hệ thống này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của doanh nghiệp[1].

 

3. Phân tích SWOT về sự phát triển ngành du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh

 

Mô hình phân tích SWOT về du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

1. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của VN, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá.

2. Nằm ở vị trí “vàng”, là đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á với hệ thống giao thông thuận lợi, có tiềm năng phát triển du lịch đường thuỷ.

3. Có tài nguyên du lịch phong phú: nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhiều khu vui chơi giải trí, hệ thống chùa chiền, có tiềm năng du lịch sinh thái (Khu dự trữ sinh quyển cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức,...); có nhiều làng nghề truyền thống, có ưu thế phát triển du lịch làng nghề.

4. Có nền ẩm thực phong phú, đa dạng các món ăn (Âu – Á).

5. Có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch khá tốt, có tiềm năng phát triển du lịch MICE.

1. VN gia nhập các tổ chức quốc tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường sản xuất, kinh doanh ở TPHCM.

3. Nhiều du khách quốc tế chọn VN làm điểm đến để tìm hiểu đất nước, con người và văn hoá VN (được xếp thứ 15 trong 25 điểm đến Châu Á được khách du lịch quốc tế ưa thích).

3. Tiếng Việt và ngành Việt Nam học được thế giới quan tâm, lượng người nước ngoài đến học tiếng Việt và ngành Việt Nam học ngày càng tăng.

4. Loại hình du lịch MICE phát triển trên thế giới và xâm nhập vào Việt Nam. Các quốc gia trong khu vực có xu hướng chọn TPHCM tổ chức du lịch MICE.

 

1. Phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh về phát triển du lịch MICE như: Singapore, Hàn Quốc,... trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch MICE chưa tốt, dịch vụ và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chiến lược quảng bá du lịch chưa mạnh.

2. Còn nhiều thông tin và hình ảnh không đẹp trên các phương tiện truyền thông nước ngoài (an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, ...), làm mất đi hình ảnh thân thiện về Tp.HCM, khiến khách nước ngoài e ngại khi chọn tour du lịch Tp.HCM.

3. Tình hình suy thoái kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng cũng là nguy cơ đáng quan ngại cho sự phát triển du lịch ở Tp.HCM.

Điểm mạnh

1. Quản lý du lịch chưa tốt; các dịch vụ du lịch chưa phong phú. Dân số quá đông, dân nhập cư chiếm tỉ lệ lớn, khó quản lý, còn hiện tượng chèo kéo, chặt chém khách du lịch nước ngoài.

2. Cơ sở hạ tầng chưa quy hoạch, nâng cấp tổng thể; hệ thống cấp thoát nước cũ kỹ thường ngập lụt; đường sá hẹp, hệ thống giao thông công cộng kém, ý thức giao thông của người dân chưa cao, nạn kẹt xe kéo dài.

3. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng (quá nhiều xe máy, hệ thống xử lý rác và chất thải công nghiệp, y tế chưa tốt).

4. Còn nhiều tệ nạn xã hội (nạn cướp giật, ma tuý, mại dâm), gây cảm giác bất an cho khách du lịch.

5. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa cao.

 

 

Điểm yếu

1. Phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh về phát triển du lịch MICE như: Singapore, Hàn Quốc,... trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch MICE chưa tốt, dịch vụ và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chiến lược quảng bá du lịch chưa mạnh.

2. Còn nhiều thông tin và hình ảnh không đẹp trên các phương tiện truyền thông nước ngoài (an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, ...), làmmất đi hình ảnh thân thiện về Tp.HCM, khiến khách nước ngoài e ngại khi chọn tour du lịch Tp.HCM.
3. Tình hình suy thoái kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng cũng là nguy cơ đáng quan ngại cho sự phát triển du lịch ở Tp.HCM.

 

Cơ hội:

1. VN gia nhập các tổ chức quốc tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường sản xuất, kinh doanh ở TPHCM.

3. Nhiều du khách quốc tế chọn VN làm điểm đến để tìm hiểu đất nước, con người và văn hoá VN (được xếp thứ 15 trong 25 điểm đến Châu Á được khách du lịch quốc tế ưa thích).

3. Tiếng Việt và ngành Việt Nam học được thế giới quan tâm, lượng người nước ngoài đến học tiếng Việt và ngành Việt Nam học ngày càng tăng.

4. Loại hình du lịch MICE phát triển trên thế giới và xâm nhập vào Việt Nam. Các quốc gia trong khu vực có xu hướng chọn TPHCM tổ chức du lịch MICE.

 

Nguy cơ:

1. Phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh về phát triển du lịch MICE như: Singapore, Hàn Quốc,... trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch MICE chưa tốt, dịch vụ và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chiến lược quảng bá du lịch chưa mạnh.

2. Còn nhiều thông tin và hình ảnh không đẹp trên các phương tiện truyền thông nước ngoài (an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, ...), làmmất đi hình ảnh thân thiện về Tp.HCM, khiến khách nước ngoài e ngại khi chọn tour du lịch Tp.HCM.

3. Tình hình suy thoái kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng cũng là nguy cơ đáng quan ngại cho sự phát triển du lịch ở Tp.HCM.

4. Những chiến lược cơ bản của SWOT về sự phát triển du lịch ở TPHCM trong xu hướng toàn cầu hoá và địa phương hoá du lịch

Dựa vào mô hình phân tích SWOT ở trên và dựa trên 6 mục hành động của SWOT do Albert Humphrey – một nhà kinh tế nổi tiếng đã đưa ra, chúng tôi khái quát thành 6 mục hành động khi phân tích SWOT về du lịch Tp.HCM để các chuyên gia du lịch và các nhà đầu tư tham khảo: 1. Sản phẩm (sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch gì?)/2. Quá trình (Sẽ “bán” những sản phẩm du lịch bằng cách nào?)/3. Khách hàng (khách du lịch là những ai?)/4. Phân phối(quảng bá/tiếp cận khách du lịch bằng cách nào?)/5. Tài chính (chi phí/đầu tư là bao nhiêu?)/6. Quản lý (Làm thế nào để quản lý được tất cả những hoạt động đó?). Sáu mục trên cung cấp một cái khung để phát triển các vấn đề trong SWOT.

Trong phạm vi một bài viết nhỏ, chúng tôi chỉ đưa ra một số kiến nghị về sự phát triển du lịch ở Tp.HCM qua các chiến lược cơ bản của SWOT như sau:

4.1. Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Đây là chiến lược dựa trên ưu thế của ngành du lịch TPHCM để tận dụng các cơ hội thị trường.

a. Phát triển du lịch làng nghề:

Tp.HCM cần khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Để phát triển du lịch làng nghề, Tp.HCM có thể học tập mô hình “Mỗi làng nghề một sản phẩm” (OTOP: One Tambon One Product) của các nước châu Á (Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan...), trong đó, Thái Lan là nước phát triển OTOP rất thành công. “Mỗi làng nghề một sản phẩm không có nghĩa là mỗi làng chỉ có một sản phẩm mà mỗi làng có kỹ năng, văn hóa, truyền thống... riêng kết tinh trong sản phẩm trở thành đặc trưng riêng của làng nghề trong sản phẩm”[2]. Áp dụng mô hình OTOP, ngành du lịch Tp.HCM vừa duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống của địa phương, vừa phát triển mô hình du lịch làng nghề. Ngoài việc giới thiệu các sản phẩm của làng nghề trên website và các hình thức quảng bá khác, các công ty du lịch có thể thiết kế những tour du lịch Một ngày làm nghệ nhân OTOP, đưa khách đến thăm các làng nghề để họ tận mắt quan sát và làm thử các sản phẩm OTOP.

Ngoài ra, ngành du lịch Tp.HCM nên tổ chức Lễ hội làng nghề thường niên. Lễ hội này không những được tổ chức như một cơ hội cho các làng nghề (giới thiệu sản phẩm mới, tổ chức thi tay nghề và tôn vinh nghệ nhân làng nghề, trao đổi kinh nghiệm) mà còn phải tổ chức như một sự kiện du lịch để thu hút khách đến tham quan (như Lễ hội Tre Damyang hay Lễ hội Hansan Mosi của Hàn Quốc). Song song đó là thành lập Bảo tàng làng nghề – nơi lưu giữ và giới thiệu những tinh hoa của sản phẩm OTP Việt. Đây sẽ là điểm tham quan “đắt giá” đối với du khách, đồng thời là hình thức quảng bá du lịch hữu hiệu.

b. Phát triển mạng lưới du lịch đường thuỷ/du lịch sinh thái/du lịch nhà vườn:

Tp.HCM có hệ thống kênh rạch chằng chịt với gần 100km đường sông chảy vòng quanh thành phố là thế mạnh để phát triển du lịch đường thuỷ. Theo tôi, ngành du lịch nên đầu tư phương tiện ghe thuyền vận chuyển khách du lịch City tour trên sông rạch một cách chuyên nghiệp, với những trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. Với những City tour này, khách du lịch sẽ được tham quan, ngắm phong cảnh thành phố đồng thời được thưởng thức những chương trình ca nhạc truyền thống Nam bộ và ẩm thực đặc sắc đất phương Nam.

Một số quận huyện ngoại thành của Tp.HCM (Quận 9, Thủ Đức, Cần Giờ,...) có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hoặc du lịch nhà vườn. Hiện nay, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là khu du lịch đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch. Nhưng ngành du lịch thành phố cần phải có chính sách đầu tư hợp lý, có định hướng để phát triển thành khu du lịch sinh thái với đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá (văn hóa, ngành nghề, tự nhiên). Các điểm du lịch sinh thái/nhà vườn như Vườn cò Thủ Đức,Vườn cò Hồng Ký, vườn Thiên Thanh,... (Quận 9) đã được đầu tư bước đầu và trở thành những điểm tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần cho khách du lịch địa phương và các tỉnh lân cận, nhưng sự đầu tư còn mang tính kinh doanh tự phát theo hộ gia đình nên chưa mang lại hiệu quả du lịch cao. Ngành du lịch Tp.HCM nên có những dự án lớn, đầu tư đồng bộ để phát triển du lịch theo hướng này. Chẳng hạn, xây dựng những countryside resort (resort đồng quê) mang đặc trưng vùng sông nước, mở những khu ẩm thực khẩn hoang, đầu tư hệ thống ghe thuyền phục vụ du khách một cách chuyên nghiệp, với đội ngũ những người làm công tác du lịch có nghiệp vụ chuyên môn cao (thiết kế và giới thiệu sản phẩm mới, cung cấp thông tin về du lịch, điều hành, hướng dẫn, phục vụ chuyên nghiệp...).

c. Phát triển du lịch MICE:

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, MICE và ngành du lịch được lựa chọn là một trong những động lực tăng trưởng mới của quốc gia. Ở Việt Nam, theo các chuyên gia du lịch, sau gần 10 năm phát triển, du lịch MICE vẫn chưa vươn được ra khu vực mặc dù chúng ta có những lợi thế rõ rệt để phát triển loại hình du lịch này[3]. Trở ngại lớn nhất để phát triển du lịch MICE của Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng là về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực du lịch. Vì lượng khách mỗi chuyến du lịch MICE thường rất đông (có khi lên đến vài nghìn người), và là đối tượng khách “cao cấp”.

Ngành du lịch Tp.HCM phải xác định được tầm quan trọng của du lịch MICE trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương để có sự đầu tư đúng mức và “quyết liệt”. Theo đánh giá của các chuyên gia WTO về du lịch MICE Việt Nam thì trước hết, Tp.HCM nên thành lập Tổ chức xúc tiến phát triển MICE (MICE Bureau). Sau đó, thành phố cần đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ khách MICE (hệ thống khách sạn đạt chuẩn quốc tế, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, hội trường có sức chứa lớn, những điểm tổ chức sự kiện, hệ thống giao thông nội thành, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá MICE,...). Để phục vụ cho những tour du lịch lớn và cao cấp như MICE, ngành du lịch phải có một nguồn nhân lực du lịch có trình độ nghiệp vụ cao, chuyên nghiệp (đây cũng là điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam hiện nay). Vì vậy, Tp.HCM cần đầu tư triệt để cho lĩnh vực này bằng cách tuyển chọn đội ngũ nhân viên du lịch với những tiêu chuẩn cao, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài.

 

4.2. Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): Đây là các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của ngành du lịch để tận dụng cơ hội thị trường.

a. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Đây là vấn đề rất quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Quản lý du lịch tốt, Tp.HCM sẽ có một môi trường du lịch an toàn, thân thiện và văn minh, không còn nạn cướp giật, chặt chém, chèo kéo khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài. Ngày 16/10/2014, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định thành lập Sở Du lịch Thành phố - cơ quan chuyên môn giúp UBND TP thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch (trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố về vấn đề quản lý nhà nước về du lịch.

b. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch. Cần xây dựng, mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, những điểm tham quan độc đáo, hiện đại mang đặc trưng văn hoá Việt Nam (chẳng hạn Bitexco Financial Tower – toà nhà được đưa vào sử dụng năm 2010 với hình dáng búp sen ẩn dụ cho hình ảnh “Văn hoá Việt Nam đang nở rộ”, có đài quan sát Saigon SkyDeck để khách tham quan có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố và sông Sài Gòn, nhất là vào ban đêm đã trở thành một điểm tham quan thú vị của Tp.HCM).

c. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngành du lịch thành thố cần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường - nỗi ám ảnh đối với người dân Tp.HCM hiện nay bằng nhiều giải pháp như: đầu tư xây dựng hồ sinh học, nâng cấp hệ thống thoát nước; san lấp/nạo vét kênh rạch; xây dựng hệ thống xử lý rác và nước thải công nghiệp; lắp đặt hệ thống phân loại và xử lý rác sinh hoạt; chuyển một số xí nghiệp, cơ sở sản xuất ra ngoại thành; xử phạt thật nghiêm những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, v.v...

d. Quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề mà ngành du lịch cần quan tâm hàng đầu. Vì nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm cho thực khách, không những uy tín của nhà hàng bị ảnh hưởng mà uy tín của ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, thành phố cần khuyến cáo và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn thực phẩm an toàn, cũng như quy trình xử lý rau củ quả, thực phẩm tươi sống an toàn trước khi chế biến ở các nhà hàng, quán ăn; đồng thời xử lý nghiêm những cơ sở chế biến thực phẩm không an toàn. Ngoài ra, lãnh đạo ngành du lịch thành phố cũng cần lưu ý các công ty du lịch trong việc ký kết hợp đồng với nhà hàng trong các tour trọn gói. Vì một số công ty không quan tâm đến chất lượng bữa ăn của khách mà vì lợi nhuận nên ký hợp đồng với những nhà hàng kém chất lượng, để lại ấn tượng không tốt về ẩm thực Việt Nam cho khách, nhất là khách nước ngoài. Họ quên rằng khách du lịch là những nhà tiếp thị hiệu quả nhất.

4.3. Chiến lược ST (Strengths – Threats): Đây là các chiến lược dựa trên ưu thế của ngành du lịch Tp.HCM để tránh các nguy cơ của thị trường.

a. Tích cực xây dựng kế hoạch tổ chức roadshow và tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế. Đây là chiến lược quảng bá thương hiệu Du lịch thành phố Hồ Chí Minh ra thế giới rất hiệu quả, nhằm tìm kiếm các nhà cung cấp, các đối tác trong ngành công nghiệp du lịch MICE. Đây cũng là cơ hội để đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác du lịch của thành phố tiếp cận, giao lưu với các chuyên gia hàng đầu về du lịch, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ du lịch.

b. Phát huy hiệu quả của “Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam”. Đây là sự kiện du lịch – văn hóa ấn tượng được tổ chức định kỳ hằng năm tại Tp.HCM. Tuy nhiên, ngoài việc việc giới thiệu ẩm thực Nam bộ với những món ăn dân dã đồng quê hay những trò chơi dân gian quen thuộc, chương trình cần dành một khoảng “lặng” để du khách nước ngoài có dịp tiếp cận với văn hoá ẩm thực Việt. Chẳng hạn, tổ chứ cho đội ngũ nhân viên mời từng du khách nước ngoài thưởng thức những món ăn truyền thống Việt Nam (điều này chúng tôi đã từng chứng kiến ở các lễ hội truyền thống của Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ); tổ chức cho du khách tham gia học và nấu món ăn Việt Nam, làm các món bánh Việt Nam (và được sử dụng sản phẩm tại chỗ hay mang về tuỳ thích); tổ chức các cuộc thi nấu món ăn Việt Nam dành cho du khách nước ngoài v.v... Những sáng tạo trong hình thức tổ chức hoạt động này sẽ vừa tôn vinh các giá trị văn hóa ẩm thực Việt nói chung và vùng đất phương Nam nói riêng, nhằm xoá đi ấn tượng không tốt về thực phẩm Việt Nam, vừa là cách thu hút khách quốc tế đến với Việt Nam.

c. Áp dụng chính sách “bình ổn giá” cho du lịch

Tình hình suy thoái kinh tế của thế giới nói chung và trong nước nói riêng cũng là nguy cơ đáng quan ngại cho sự phát triển du lịch ở Tp.HCM. Vì vậy, ngành du lịch cần cân nhắc giữa cung và cầu, giữa thu và chi, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đăng ký tour, nhất là khách du lịch trong nước. Trong đó, theo chúng tôi, “bình ổn giá”, có chương trình hỗ trợ khách hàng và cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty du lịch là phương án tối ưu, tạo được niềm tin và sự an tâm cho khách. Như vậy, ngành du lịch sẽ duy trì được lượng khách ổn định dù thị trường tài chính có biến động.

Ngoài các chiến lược trên, ngành du lịch Tp.HCM cần chú ý đến chiến lược WT (Weaks – Threats). Đây là chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các điểm yếu của ngành du lịch TPHCM để tránh các nguy cơ/rủi ro đến từ bên ngoài.

5. Kết luận

Du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói”, không chỉ mang lại nguồn lợi về kinh tế cho đất nước mà còn góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bè bạn năm châu, rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian giữa Việt Nam với thế giới. Với những thế mạnh vượt trội so với các thành phố khác trong nước và trong khu vực, Tp.HCM – nơi từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, có nhiều cơ hội phát triển ngành du lịch với đa dạng các loại hình du lịch, trong đó du lịch MICE, du lịch mua sắm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa sẽ là những loại hình du lịch chính, đầy triển vọng trong tương lai. Để ngành du lịch Tp.HCM đáp ứng được yêu cầu “toàn cầu hoá” và “địa phương hoá” và hoàn thành “sứ mạng cao cả” của mình - là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, lãnh đạo thành phố, lãnh đạo ngành du lịch, các chuyên gia du lịch, các nhà đầu tư... phải xây dựng những chiến lược phát triển toàn diện cho ngành du lịch, trong đó cần chú ý: phát huy thế mạnh - nắm bắt cơ hội – khắc phục điểm yếu – ngăn chặn/hạn chế nguy cơ. Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là làm sao để việc quảng bá hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam ra thế giới và mời gọi thế giới đến với mình phải nằm trong ý thức của mỗi công dân đã và đang sống và làm việc ở Tp.HCM, trong đó có tất cả chúng ta./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Ando Katsuhiro, Kinh nghiệm của Nhật Bản trong vấn đề phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch và nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch biên dịch, http://www.itdr.org.vn/13/8/2013.

2. Hiệp Đức, Du lịch MICE, thị trường tiềm năng tại Việt Nam, www.nhandan.com.vn, 30/11/2001.

3. Lâm Minh, Để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch MICE, http://toquoc.vn, 15/9/2014.

4. Trần Nhoãn, Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2005.

5. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Phân tích SWOT, http://vi.wikipedia.org.

6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Kết quả hoạt động du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn.

7. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (sưu tầm và tổng hợp), Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở Thái Lan và một số địa phương tại Việt Nam,http://www.itdr.org.vn 29/6/2013.

(*) TS, Giảng viên Khoa Việt Nam học, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TPHCM.

[1] Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

[2] Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở Thái Lan và một số địa phương tại Việt Nam, http://www.itdr.org.vn 29/6/2013.

 

[3] Theo Lâm Minh, Để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch MICE, toquoc.vn, 15/9/2014.