Lựa chọn công nghệ triển khai giải pháp BI phù hợp

1 post / 0 mới
dientranit
Offline
Truy cập lần cuối: 8 năm 3 tháng trước
Tham gia: 30/05/2010 - 13:50
Lựa chọn công nghệ triển khai giải pháp BI phù hợp

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều hãng cung cấp các nền tảng sản phẩm phần mềm triển khai giải pháp Business Intelligence đa dạng khác nhau về tính năng, phương pháp, cách tiếp cận, chi phí, … Nhưng chính sự đa dạng này đôi lúc gây ra nhiều khó khăn cho việc ra quyết định chọn lựa nền tảng để đầu tư.

Với khó khăn đó, mình xin phép chia sẻ một số điểm khác biệt chính giữa 04 hãng công nghệ về giải pháp BI bao gồm SAS, IBM, Microsoft và Oracle, nhằm giúp anh em có thêm thông tin cần thiết để thực hiện quyết định chọn lựa nền tảng phù hợp cho giải pháp BI của công ty mình.

Bảng so sánh năng lực sản phẩm nền tảng cho giải pháp BI giữa các hãng (Tham khảo báo cáo “Magic Quadrant for BI Platforms 2012” do Gartner cung cấp)

Hãng công nghệ

Ưu điểm

Nhược điểm

Oracle

- Khả năng tiếp cận nhanh chóng đối với các bộ phận tài chính thông qua tập các sản phẩm theo ngành dọc, cụ thể là các giải pháp của Siebel và Hyperion.

- Hệ thống các ứng dụng được hỗ trợ khả năng tích hợp chặt chẽ với nền tảng công nghệ của Oracle.

- Hệ thống mở, hỗ trợ khả năng phát triển và mở rộng linh hoạt.

- Chiếm ưu thế trên thị trường OLAP và DBMS.

- Mua lại Siebel và Hyperion nhằm tận dụng tối đa các năng lực trên nền tảng công cụ và tri thức của giải pháp BI cho ngành/phân hệ tài chính.

- Hệ thống chính sách cứng nhắc đối với các đối tác phát triển thứ 3 và các thỏa thuận dịch vụ. Đây là một điểm đáng cân nhắc đối với giải pháp của Oracle.

- Hệ thống lõi OBIEE không có nhiều cải tiến so với phiên bản cũ.

- Chi phí cao cho các dịch vụ bảo trì và hỗ trợ.

- Thách thức cho việc phát triển các dự án yêu cầu nhiều tùy biến, thay đổi; đặc biệt đối với các giải pháp được đóng gói sẵn.

SAS

- Sức mạnh đối với các công cụ phân tích nâng cao và là lựa chọn hàng đầu đối với các chuyên gia phân tích nghiệp vụ.

- Có tri thức phát triển các giải pháp phân tích chuyên sâu theo ngành dọc.

- Có tầm nhìn mạnh mẽ và định hướng phát triển sản phẩm, được hỗ trợ bởi sự đầu tư bài bản và mạnh cho các dự án nghiên cứu và phát triển.

- Khả năng tích hợp tốt với bộ công cụ Microsoft Office

- Cản trở lớn nhất đối với các giải pháp của SAS chính là ngôn ngữ lập trình, các tính năng chuyên sâu của giải pháp SAS yêu cầu phải nắm vững nền tảng ngôn ngữ lập trình của hãng khi sử dụng.

- Hầu hết các sản phẩm tập trung chính vào các kỹ thuật phân tích nâng cao, do đó yêu cầu người dùng là các chuyên gia phân tích dữ liệu mới có thể tận dụng hết sức mạnh của công cụ.

- Hệ thống báo cáo và dashboard có độ tương tác đồ họa thấp, giao diện không thu hút người dùng.

- Sản phẩm IBM SPSS là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của SAS

IBM

- Cung cấp nền tảng tích hợp xuyên suốt giữa các thành phần BI

- Định hướng phát triển các sản phẩm và giải pháp BI; hiện nay IBM đang phát triển mở rộng vào lĩnh vực phân tích và các ngành dọc.

- Hãng cung cấp giải pháp với cơ chế vận hành ổn định cùng mạng lưới đối tác triển khai mạnh.

- Quá trình chuyển đổi hỗ trợ các sản phẩm của IBM dường như khó khăn hơn cho hệ thống người dùng hiện tại.

- Cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của SAS.

- Không hỗ trợ tích hợp trực tiếp đối với các giải pháp ERP, CRM; khách hàng phải chuyển đổi sang sử dụng các hãng cung cấp khác.

Microsoft

- Chi phí bản quyền và hỗ trợ ở mức thấp.

- Tính năng BI được tích hợp bên trong sản phẩm SharePoint Server, nền tảng sản phẩm về cộng tác và quản trị thông tin chiến lược của Microsoft.

- Tính năng xử lí thông tin bên trong bộ nhớ của SQL Server Analysis Services và Office 2010.

- Mua lại DATAllegro để tận dụng các sức mạnh về Data Warehouse.

- Không tồn tại nền tảng Metadata hợp nhất, do đó phải tiến hành triển khai từng phần và tích hợp.

- Phát triển hệ thống báo cáo và dashboard phụ thuộc lớn vào bộ phận IT.

- Thời gian triển khai dự án dài hơn so với các đối thủ khác về giải pháp BI

- Cần có một chuyên gia về giải pháp Microsoft tham gia vào dự án.

- Không có tầm nhìn rõ ràng về định hướng tích hợp với các giải pháp BPM.

Theo Blog phonglengocky.wordpress.com