Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills)

3 bài viết / 0 mới
Bài gửi cuối
tat1409
Offline
Truy cập lần cuối: 5 tháng 1 tuần trước
Tham gia: 16/05/2015 - 15:44
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills)

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. 

Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, chắc hẳn bạn thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào. Cũng có khi bạn thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn đã và đang trong hoàn cảnh vừa nêu, thì đã đến lúc bạn phải nhìn lại mình và hãy trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết. Chuyên đề KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - PROBLEM SOLVING SKILLS sẽ giúp bạn giải được bài toán đó bằng việc cung cấp những thông tin hữu ích nhất để bạn có thể trau dồi thêm khả năng giải quyết vấn đề của mình.

Thông thường để giải quyết một vấn đề, về cơ bản có các bước sau:
 
1. Nhìn nhận và phân tích:
 

Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì...? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.

 
2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề:
 

Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết.

 
Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.
 
 
3. Hiểu vấn đề:
 

Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?

 
Ở đây ta cần tìm hiểu vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi.
 

- Tính chất của vấn đề (khẩn cấp, quan trọng)?
- Yêu c
ầu chỉ thị của cấp trên là gì?
- Ngu
ồn lực để giải quyết vấn đề?
- Vấn đề này có thu
ộc quyền giải quyết của mình hay không?
- B
ản chất của vấn đề là gì?
- Nh
ững đòi hỏi của vấn đề?
- M
ức độ khó - dễ của vấn đề?

 
4. Chọn giải pháp:
 

Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

 
5. Thực thi giải pháp:
 

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v...

 
6. Đánh giá:
 

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA.

K: Thông tin (Knowledge)
O: M
c tiêu (Objectives)
A: Ph
ương án ( Alternatives):
L: Đánh giá và l
ựa chọn (Look ahead)
A: Hành đ
ộng (Action)
 

Theo hieuhoc.com

rinkute
Offline
Truy cập lần cuối: 9 năm 5 tháng trước
Tham gia: 01/09/2012 - 16:32
 Cảm ơn bài viết của bạn nhé.

 Cảm ơn bài viết của bạn nhé. Bài viết rất hay và ý nghĩa. Nó rất cần thiết cho mọi người. Đặc biệt là những ai là dân IT :D. Mong rằng bạn đóng góp thật nhiều các tip như vậy nữa. Thanks

thocondethuong
Offline
Truy cập lần cuối: 2 năm 7 tháng trước
Tham gia: 25/04/2022 - 12:36
Tư duy thiết kế

1. What – Định nghĩa của Tư duy thiết kế
Hệ tư tưởng tư duy thiết kế khẳng định rằng cách tiếp cận từ thực tiễn, lấy người dùng làm trung tâm để giải quyết vấn đề có thể dẫn đến đổi mới, và đổi mới có thể dẫn đến sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh. Cách tiếp cận lấy người dùng làm trung tâm này được xác định bởi quá trình tư duy thiết kế và bao gồm 6 giai đoạn riêng biệt, như được định nghĩa và minh họa dưới đây.

3. How – Quá trình
Cấu trúc của Tư duy thiết kế được chạy theo 1 vòng từ Tìm hiểu – Khám phá – Hiện thực hóa, và bao gồm 6 giai đoạn: Thấu hiểu, xác định, lập ý tưởng, tạo nguyên mẫu, kiểm tra và thực hiện.

  • Thấu hiểu: Quan sát những nghiên cứu để phát triển kiến thức về những điều người dùng làm, nói, nghĩ và cảm thấy.

Lên ý tưởng mục tiêu là cải thiện những trải nghiệm trong vận hành cho người dùng mới. Ở giai đoạn này, bạn phải nói chuyện với rất nhiều người dùng trước đây, quan sát chính xác những gì họ làm, những điều họ nghĩ và điều họ muốn, tự đặt ra những câu hỏi như “điều gì thôi thúc hoặc ngăn cản người dùng” hay “trải nghiệm của họ không được tốt ở đâu”. Mục tiêu là phải có được quan sát đầy đủ để có thể bắt đầu hiểu người dùng và biết được mong đợi của họ.

  • Xác định: Tổng hợp tất cả những nghiên cứu và tìm xem vấn đề của người dùng tồn tại ở đâu. Xác định chính xác điều người dùng cần, bắt đầu đánh dấu những cơ hội cho việc sáng tạo.

Hãy xem lại những ví dụ thực tế. Ở giai đoạn này, sử dụng những dữ liệu đã thu thập được từ giai đoạn trên để tìm ra insight của người dùng. Tổng hợp lại toàn bộ những quan sát và đưa ra sự tương đồng thông qua trải nghiệm của nhiều người dùng khác nhau. Tìm điểm chung của họ và bạn sẽ tìm ra nhu cầu thực sự của người dùng.

  • Lập ý tưởng: Hãy brainstorm hàng loạt những ý tưởng điên rồ, ý tưởng mới mẻ được nảy ra từ nhu cầu của người dùng được tìm thấy từ giai đoạn xác định. Hãy để bản thân và cả nhóm được tự do sáng tạo, lúc này bạn hãy quan tâm tới số lượng hơn là chất lượng.

Ở giai đoạn này, hãy kết nối cả nhóm và tạo ra thật nhiều ý tưởng khác nhau. Sau đó, từng người chia sẻ ý tưởng với một người khác, rồi kết hợp và sửa chữa các ý tưởng đó, xây dựng các ý tưởng dựa trên ý tưởng của người khác.

  • Tạo nguyên mẫu: Xét lại thực tế, chọn ra 1 ý tưởng để đại diện cho tập hợp những ý tưởng của bạn. Mục đích của giai đoạn này là để hiểu được từng thành phần trong ý tưởng, cái nào có thể ứng dụng thực tế và cái nào không. Ở giai đoạn này bạn bắt đầu phải cân nhắc giữa sức tác động với tính khả thi dựa trên phản hồi từ các nguyên mẫu.

Hãy làm cho mọi người có thể cảm nhận và hiểu được ý tưởng của bạn. Nếu đó là một trang đích mới, hãy xây dựng 1 cấu trúc khung mới và thử thu thập phản hồi từ nội bộ. Sau đó thay đổi dựa trên những phản hồi, dựng nhanh lại nguyên mẫu rồi lại chia sẻ thử với những nhóm người dùng khác.

  • Kiểm tra: Quay trở lại với người dùng để thu thập phản hồi. Tự đặt ra câu hỏi “Liệu giải pháp này có đáp ứng nhu cầu thực sự của người dùng?” và “Giải pháp đó đã cải thiện được cảm nhận, suy nghĩ của người dùng hay làm đúng nhiệm vụ của nó chưa?”

Đưa nguyên mẫu đến với những khách hàng thực sự và xác minh lại nó đã đúng với mục tiêu bạn hướng đến hay chưa. Những mong chờ trong trải nghiệm thực tế của họ đã được cải thiện hay chưa? Trang đích mới có giữ người dùng ở lại lâu hơn hay người dùng có tiêu nhiều tiền hơn không? Hãy cứ lặp lại kiểm tra trong một thời gian.

  • Thực hiện: Đưa tầm nhìn của bạn vào thực tiễn. Hãy chắc chắn rằng giải pháp của bạn được hiện thực hóa và đến được với cuộc sống của khách hàng.

Đây là phần quan trọng nhất của Tư duy thiết kế nhưng lại thường bị bỏ qua nhất. Don Norman nhận xét “ Chúng ta cần nhiều hơn những người thực hiện sự sáng tạo”. Tư duy sáng tạo sẽ chỉ ở yên trong đầu nếu bạn không thực hiện nó. Milton Glaser nhận định “Không có nhiều khả năng có đặc tính như tính sáng tạo. Nếu tính sáng tạo là một động từ, nó sẽ là một động từ đòi hỏi nhiều thời gian. Đó là việc tạo nên một ý tưởng trong đầu và biến ý tưởng đó thành hiện thực. Đó vẫn luôn là một quá trình dài và khó. Nếu có thể làm đúng, bạn sẽ thấy nó hiệu quả”. Tư duy thiết kế có thể đem đến những tác động mạnh cho một tổ chức, nó chỉ đem đến sự đột phá khi những tầm nhìn và ý tưởng được hiện thực hóa. Sự thành công của Tư duy thiết kế nằm ở việc biến những nhu cầu vô hình thành giải pháp thực tế.

3. Why – Lợi thế
Tại sao chúng ta nên tạo ra những cách mới để nghĩ về việc phát triển sản phẩm? Có rất nhiều lý do để chú ý tới Tư duy thiết kế, đủ xứng đáng để viết cho nó một bài báo riêng, nhưng tóm gọn lại, Tư duy thiết kế có thể đạt được tất cả những lợi ích dưới đây cùng một lúc:

  • Đó là một quá trình lấy người dùng làm trung tâm bắt đầu với dữ liệu người dùng, tạo ra những sản phẩm sáng tạo từ nhu cầu thực và cả nhu cầu không nhìn thấy được của người dùng và đem kiểm tra với những người dùng thực
  • Là đòn bẩy cho việc thu nhặt thêm kiến thức chuyên môn, thành lập một ngôn ngữ chung mới và là một cách hoàn thành mục tiêu chung trong đội nhóm
  • Nó khuyến khích sáng tạo bằng cách khám phá nhiều cách khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề

4. Tính linh động
Phần trên của quá trình có thể khiến bạn cảm thấy khó hiểu. Nhưng đừng cho rằng đây là một phương pháp chắc chắn thành công khi thực hiện step-by-step. Thay vào đó, hãy dùng nó như là một bộ giàn hỗ trợ bất cứ khi nào, nơi nào mà bạn cần. Cũng giống như việc để trở thành một đầu bếp giỏi, không phải là do công thức mà là ở việc thay đổi nó lúc cần.

Mỗi giai đoạn là một điều kiện được lặp đi lặp lại và hoạt động theo chu kỳ trái ngược với quy trình tuyến tính nghiêm ngặt, như được mô tả dưới đây. Nhiều người thường quay lại 2 giai đoạn tìm hiểu, thấu hiểu và xác định, sau khi nguyên mẫu ban đầu được xây dựng và thử nghiệm. Đó là bởi vì cho đến khi khung sườn được tạo thành nguyên mẫu và ý tưởng của bạn được đưa tới đời sống thì bạn vẫn chưa thể đưa ra được hình dung chính xác của sự sáng tạo. Lần đầu tiên bạn có thể đánh giá chính xác được là lúc giải pháp của bạn thực sự hiệu quả. Tại thời điểm này, việc móc nối lại những nghiên cứu người dùng của bạn thực sự mới hữu ích. Bạn cần biết thêm những điều gì khác về người dùng để đưa ra quyết định hoặc sắp xếp thứ tự phát triển? Những trường hợp mới nào phát sinh từ nguyên mẫu mà bạn chưa hề nghiên cứu trước đây?

Bạn cũng có thể lặp lại các giai đoạn. Thường thì rất cần thực hiện một giai đoạn với nhiều lần khác nhau để đưa ra được một kết quả cần dùng trong những giai đoạn sau. Ví dụ, trong giai đoạn xác định, mỗi thành viên trong nhóm sẽ có kiến thức nền và chuyên môn khác nhau, sự khác nhau đó sẽ hình thành nhiều cách nhận diện vấn đề. Thường sẽ mất rất nhiều thời gian ở giai đoạn xác định, khi mà cả nhóm cần hướng vào cùng một trọng tâm. Sự lặp lại sẽ rất cần thiết nếu cả nhóm gặp trở ngại trong việc thành lập một mục tiêu chung. Kết quả của mỗi giai đoạn nên có hiệu quả đủ để dùng như một nguyên tắc dẫn dắt suốt cả phần còn lại của quá trình và để chắc chắn rằng bạn không bị lệch quá xa khỏi trọng tâm của quá trình.

Khả năng mở rộng – Nghĩ lớn

Tính  gói gọn và dễ dàng tiếp cận khiến Tư duy sáng tạo dễ dàng mở rộng. Những tổ chức trước đây không thể thay đổi lối suy nghĩ của họ thì giờ đây đã có một cách để họ có thể hiểu rõ được bất kể đó là chuyên môn, giảm bớt số lượng những tài năng sáng tạo mà vẫn tăng được khả năng thành công. Tư duy này không chỉ áp dụng cho kiểu sáng tạo thông thường như là thiết kế sản phẩm, mà còn được sử dụng trong việc thay đổi vấn đề xã hội, môi trường và kết quả kinh tế. Tư duy thiết kế cũng đơn giản để luyện tập trong nhiều phạm vi; thậm chí nó có thể giải quyết được những vấn đề không xác định. Tư duy thiết kế có thể áp dụng theo thời gian dài để cải thiện các chức năng nhỏ như tìm kiếm, cũng có thể áp dụng để sáng tạo các giải pháp đột phá và biến đổi.

Kết luận

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của những trải nghiệm, có thể là sản phẩm hay dịch vụ, và đều có những kỳ vọng cao vào những trải nghiệm. Những kỳ vọng đó ngày trở nên phức tạp hơn theo cách tự nhiên khi mà thông tin và công nghệ ngày càng được mở rộng. Với mỗi một sự phát triển là một nhu cầu vô hình đi kèm. Khi Tư duy thiết kế là một cách đơn giản để tiếp cận với giải pháp giải quyết vấn đề, tư duy thiết kế giúp tổ chức phát triển và thành công.

Tham khảo: bacs.vn/vi/blog/ky-nang/tu-duy-thiet-ke-la-gi-8645.html