Phân tích kinh doanh (Business analyst) vs Phân tích hệ thống (System Analyst)

Các nhà phân tích hệ thống (System Analyst) có thể được coi là chuyên gia phân tích kinh doanh khi xét về mặt kỹ thuật/giải pháp. Ngược lại, các nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst) có thể coi là nhà phân tích hệ thống khi xem xét về mặt vấn đề. Cả hai ngành nghề có nhiệm vụ tương tự. Cả hai nghề đều đòi hỏi kỹ năng phân tích, và phải sản xuất ra các giải pháp, và cả hai đều làm việc cho một nhà quản lý dự án trong vòng đời của giải pháp. Tuy nhiên mỗi vai trò tạo ra một kết quả khác nhau: Các nhà phân tích kinh doanh (BA) xác định những gì cần phải được thực hiện. Còn các nhà phân tích hệ thống (SA) thì định nghĩa làm những việc đó bằng cách nào.

Xét về mặt vị trí (chức vụ)

Các nhà phân tích hệ thống (SA) là chuyên gia công nghệ định nghĩa giải pháp sẽ được thực hiện như thế nào. Tôi có dịp làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau thì tên gọi của nghề phân tích hệ thống (SA) còn được đặt khác nhau. Ở một ngân hàng Đức, SA còn được gọi là các nhà phân tích kỹ thuật (Technical analyst). Trong một ngân hàng Mỹ thì được gọi là nhà phân tích kinh doanh và kỹ thuật (Business technical analyst). Ngoài ra còn nhiều tên gọi như: technical lead, functional analyst, system designer, programmer analyst, computer technical analyst. Có khi các nhà phân tích hệ thống (SA) là một nhà lãnh đạo nhóm nghiên cứu chỉ đạo hoặc huấn luyện các nhà phát triển hệ thống (developer) trong việc tạo ra các giải pháp; và lúc khác thì các nhà phân tích hệ thống là một thực thể độc lập đưa ra các định hướng và tư vấn kỹ thuật giống như các kiến ​​trúc sư trong việc xây dựng một dinh thự. Vai trò của các nhà phân tích hệ thống có thể tăng gấp đôi lên và thực hiện vai trò của người quản lý dự án hoặc lập trình. Và, đôi khi, nhà phân tích hệ thống và phân tích kinh doanh là cùng một người.

Sự khác biệt

Nhà phân tích kinh doanh (BA) là người phải đối mặt với khách hàng và dành thời gian của họ trong lĩnh vực giải quyết vấn đề kinh doanh, thu thập thông tin từ cộng đồng doanh nghiệp, phân tích các thông tin, biểu đồ thông tin, và sản xuất các giải pháp kinh doanh. Trong khi đó, nhà phân tích hệ thống (SA) là người phải đối mặt với các vấn đề về hệ thống và dành thời gian của họ trong lĩnh vực giải pháp phân tích các yêu cầu, sơ đồ giải pháp, và sản xuất các chi tiết kỹ thuật thiết kế hệ thống. Các yếu tố của thiết kế hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm, mạng, cơ sở dữ liệu, và tất cả các khía cạnh khác của các giải pháp kỹ thuật.

Làm việc với nhà phân tích hệ thống

Bởi vì nhiều nhà phân tích kinh doanh (BA) đã từng chuyển sang các vị trí phân tích hệ thống trước khi trở thành một nhà phân tích kinh doanh thực sự nên có một mối quan hệ thích hay ghét giữa hai nghề. Một số SA thì xem BA như những người phân tích hệ thống nhưng yếu về kỹ thuật nên không thể được xem là SA thực thụ. Ngược lại, một số SA lại chào đón những BA khi các anh BA này giỏi về kỹ thuật. Điều này làm cho cuộc sống nghề nghiệp giữa SA và BA dễ dàng hơn :-)

Kết

Không có quy tắc nào đòi hỏi các nhà phân tích kinh doanh và phân tích hệ thống chỉ phải giao tiếp thông qua các văn bản. Tài liệu có xu hướng tạo ra từ ranh giới giữa các quá trình, các phòng ban, và con người. Thay vì tập trung vào việc tạo ra tài liệu mà các nhà phân tích hệ thống có thể đọc và sử dụng, thì nên tăng sự tiếp xúc trực tiếp với họ, cuốn họ tham gia vào nỗ lực giải quyết các vấn đề để họ tư vấn về tính khả thi và phương pháp kỹ thuật tổng thể. Đó là nhiệm vụ của các BA thực thụ. 

Bình luận

xin chào. Vậy làm sao để từ BA chuyển sang SA?

Chào bạn,

Bài viết này tạo ra một góc nhìn đi ngược quy tắc. Bạn tham khảo link sau thì hiểu tại sao tôi nói vậy IIBA_Career_Road_Mapimage. Điều mà các nhà phân tích kinh doanh thực thụ trên thế giới đã tổng hợp các thực tế về con đường nghề nghiệp của Business Analyst ở nhiều ngành công nhiệp khác nhau, ở các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới để đưa vào BABOK. Phiên bản BABOK v3 là một bản hoàn thiện để giúp người Business Analyst phân biệt rạch ròi về công việc Business Analysis và thoát khoải công việc Requirement Engineering (được đề cao ở phiên bản v2).

Mình xin đưa ra một ví dụ về để hiểu rõ về vai trò và giá trị mang lại của Business Analyst, System Architect, và System Analyst.

Ở một tập đoàn nọ họ muốn đầu tư vào hộ hệ thống bệnh viên và cần một hệ thống Health care. Họ liên hệ với nhà cung cấp giải pháp, và người đi cùng với đội kinh doanh chính là Business Analyst. Business Analyst sẽ lắng nghe kỳ vọng của khách hàng, thu thập thông tin từ hệ thống hiện tại đang gặp phải (đây là bệnh viện tồn tại lâu đời và đã áp dụng hệ thống phần mềm trong 15 năm qua), thu thập thông tin về cơ sở hạn tầng đang có, và quan sát văn hoá hành vi của các cấp từ lãnh đạo đến người dùng cuối, và cả bênh nhân,... Sau đó Business Analyst sẽ tìm hiểu thêm về các đối thủ cạnh tranh của bệnh viện này, các xu hướng công nghệ mà ngành công nghiệp này đang áp dụng.

Sau quá trình thu thập thông tin ở mức cơ bản. Business Analyst sẽ chuyển giao lại những thứ về kỳ vọng và yêu câu ở mức tổng thể cho System Archiect để được tư vấn về giải pháp công nghệ, kỹ thuật, hướng tiếp cận ở mức hệ thống,...

Business Analyst sẽ phân tích thêm và viết đề xuất cho khách hàng (business case). Sau khi đề xuất được hoàn thành thì Business Analyst sẽ tiến hành tài liệu hoá theo format mà khách hàng muốn xem, có thể là biểu đồ, model tổng thể và giá trị mà khách hàng có thể cảm nhận được, và cả chi phía, rui rõ mà giải pháp phải đối diện,...

Nếu đề xuất  được khách hàng thông qua thì Business Analyst sẽ tiến hành thu thập thêm thông tin chi tiết và viết lại tất cả các yêu cầu và yêu cầu System Archiect thiết kế kiến trúc hệ thống và phương pháp phát triển hệ thống theo giải pháp đề xuất. Giai đoạn này System Analyst (có nhiều cty gọi là Software Engineer, Functional Analyst, Business System Analyst,...) vào cuộc để phân tích các yêu cầu chi tiết, tài liệu hoá các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu chung của Business Analyst và giải pháp kỹ thuật của System Archtect. Công việc kế tiếp của System Analyst là nói cho đội phát triển biết yêu cầu là gì và cần làm gì để hoàn thành đúng hạn mục chức năng theo có định nghĩa trong đề xuất.

Cũng nói thêm System Analyst có thể tham gia thu thập yêu cầu trực tiếp ở khách hàng, nhưng thường là các chính xác, quy tắc, giao diện màng hình, các luồn dữ liệu,...

Bạn thấy đó góc nhìn của Business Analyst là góc nhìn thiên hướng về kinh danh, trong khi System Analyst thiên hướng về technical. Lãnh đạo, khách hàng thích nói chuyện với người hiểu được ngôn ngữ của họ. 

Business Analyst được khuyến khích nắm các vấn đề kỹ thuật công nghệ, nhưng không quá trọng tâm vào vấn đề này. Họ chỉ năm ở mức tổng quan và nắm được các giá trị mà mỗi kỹ thuật, công nghệ mang lại là được.

Với những ai theo muốn theo đuổi và muốn sống đúng giá trị của nghề Business Analyst thì hãy đầu tư đọc và thực hành kiến thức cơ bản ở BABOK và nên đọc BABOK v3.

Chúc các bạn thành công, nếu bạn muốn nhận được tư vấn về nghề Business Analyst thì hãy liên hệ với chúng tôi ở link và chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn nhé.

Thân ái,

Nguyễn Đức Giang 

cám ơn Giang đã đóng góp những chia sẻ hữu ích trên

mình thấy nhận xét của bạn Giang là đúng, cám ơn bạn !!!

đến giờ em mới hiểu hihi