Chào các bạn, mình là thành viên mới. Và là BA được 5 năm kinh nghiệm rồi. Gần đây, công ty chuyển sang muốn sử dụng Scrum và Agile framework. Mình thật sự lo lắng vì trước giờ mình đã quen với công việc của 1 BA truyền thống. Theo các bạn mình nên làm gì, học gì để có thể đáp ứng được mục tiêu trong công việc? Mong nhận được chia sẻ cũng như kinh nghiệm của các anh/chị các bạn!
Là BA, bạn có lo lắng khi công ty sử dụng Scrum
T2, 25/01/2016 - 21:03
#1
Là BA, bạn có lo lắng khi công ty sử dụng Scrum
Theo như thông tin bạn chia sẻ thì bạn đã làm BA 5 năm theo mô hình truyền thống (mình có thể hiểu là mô hình waterfall: mô hình thác nước: hoàn tất trọn vẹn tasks vụ này rồi đến tasks vụ khác...), với mô hình Scrum bạn cứ hình dung nó cũng sẽ linh hoạt hơn khi mình mường tượng được 1 phần của dự án thì mình lên plan và bắt đầu design - build - test.. và lúc đó lại nảy sinh ra phần khác và tiếp tục công việc đó cho đến khi hoàn thiện.
Bạn có thể hình dung qua bức hình này: http://goo.gl/AuM4AB
Trước mắt bạn có thể tham khảo thông tin tại:
- http://hanoiscrum.net/hnscrum/agile-doc/blogs/149-effort-estimation
- http://www.agilevietnam.org/
Bạn có thể tham gia lớp này để biết thêm: http://goo.gl/EZQ7vg
Hope this help. Chúc bạn thành công.
Chào bạn,
Bạn lo lắng cũng phải, có nhiều học viên đang làm BA ở lớp học của chúng tôi cũng chia sẻ như thế, Agile đang trở thành xu thế tất yếu cho nền công nghệ phần mềm ở Việt Nam. Vì Agile giải quyết được những hạn chế của quy trình phát triển phần mềm truyền thống (Traditional) và các nước phát triển đã triển khai khá thành công. Sự khác biệt của lớn của hai mô hình làm việc là rất rõ ràng tác động đến người làm Business Analyst và đòi hỏi bạn cần năm quy trình làm việc Agile-Scrum, thực hành kỹ thuật mới, phát triển kỹ năng mới.
1. Học quy trình làm việc Agile-Scrum: Nếu công ty bạn có Scrum Master chuyên nghiệp thì bạn có thể yêu cầu người này đào tạo Agile-Scrum cho bạn. Đào tạo và huấn luyện - Coaching là công việc của Scrum Master. Hoặc để đảm bảo hơn bạn cần tham gia học một khoá Agile-Scrum chuyên nghiệp để hiểu được quy trình, công việc liên quan đến phát triển bằng user story và quản lý requirement dưới dạng Backlog. Cách tương tác với các đối tượng liên quan (stakeholders) và cả cách làm việc với khách hàng (tần suất giao tiếp với khách hàng thường xuyên hơn).
2. Thực hành kỹ thuật mới: Bạn cần lĩnh hội, và thực hành các phương pháp elicitation requirement theo Agile; lĩnh hội và thực hành các phân rã yêu cầu từ Themes -> Epics -> User Story/Feature; lĩnh hội và thực hành sắp xếp độ ưu tiên cho các yêu cầu (thường là User story); lĩnh hội và thực hành phương pháp quản lý Backlog, phương pháp ước lượng User Story (phần lớn là nắm để quản kết quả đưa ra của team)
3. Phát triển kỹ năng mới: Nếu bạn đóng vai trò Product Owner (phần lớn các BA truyền thống sẽ đảm nhận vai trò này trong dự án theo Agile-Scrum). Người đảm nhận vai trò Product Owner cần có những kỹ năng mới như khả năng lãnh đạo (Leadership); kỹ năng điều phối team trong dự án Agile (vì PM không xuất hiện trong dự án kiểu này) và Product Owner phải đảm nhận một phần công việc của PM so với mô hình phát phần mềm truyền thống; Kỹ năng đào tạo, cách làm việc trong Agile đòi hỏi Product Owner làm công việc khơi gợi để Scrum team đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp giúp khách hàng đạt được giá trị kỳ vọng - business values;…
Với góc quan sát của cá nhân thi việc dịch chuyển là cần thiết phù hợp với xu thế. Đã có nhiều bạn dịch chuyển nhưng gặp khá nhiều khó khăn vì sự hiểu biết không đầy đủ, có thể do doanh nghiệp chưa chú ý nhiều đến việc đào tạo, hoặc việc đào tạo chưa đến nơi đến chốn.
Để dịch chuyển thành công thì bạn cần đầu tư thời gian và chi phí để tham gia hai khoá đào tạo cần để hoá giải các thách thức.
Bạn cũng có thể đọc những bài viết liên quan Agile và BA ở website của chúng tôi hoặc contact để được tư vấn kỹ hơn
Chúc bạn thành công!
Nguyễn Đức Giang
Cám ơn thông tin của anh chị. Với những thông tin hữu ích trên giúp em lấy lại một phần nào tự tin. Em sẽ tìm hiểu thêm. Về việc đầu tư học thì để em xem lại.
Cám ơn.
Chào bạn,
Đây là bài viết mà theo kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân mình thì bạn nên cần biết. Có thể nếu bạn làm BA hoặc làm PO bạn sẽ không có cơ hội tham gia ước lượng (tuỳ theo cách triển khai Agile ở từng cty). Nhưng BA và PO sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhóm dự án hoàn thành việc ước lượng.
Ước lượng phần mềm theo kỹ thuật Planning Poker trong dự án Agile.
Trân trọng,
Nguyễn Đức Giang
Chào bạn,
Chia sẻ thêm với bạn về bài viết nói về vai trò của Product Owner trong dự án Agile. Hi vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn.
Trân trọng,
Nguyễn Đức Giang.