Mình có đọc bài trên hieuhoc.com muốn chia sẻ với các bạn thêm một chút thông tin về nghề BA là:
"
Để trở thành một BA: Phải có thời gian trải qua nhiều công việc như lập trình, giải quyết các vấn đề khó khăn của hệ thống và tiếp cận cũng như thiết kế các giải pháp phần mềm phù hợp. Chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu của hệ thống và thiết kế CSDN - database (mảng cơ sở dữ liệu) cho phù hợp. Người làm BA phải tìm hiểu các quy trình trong doanh nghiệp hoạt động như thế nào, phục vụ nhu cầu gì của người dùng, xác định rõ yêu cầu người dùng. Từ đó, các BA phân tích để thiết kế CSDL cho hệ thống đó hợp lý hoặc đề xuất cải tiến quy trình.
Cái khó nhất khi làm BA là khả năng thu thập yêu cầu. Việc lấy thiếu các yêu cầu rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhiều dự án. Chuyên viên BA còn gặp khó khăn với những vấn đề nghiệp vụ của ngành như kế toán hoặc thuế. Truyền đạt kiến thức quy trình cho những người lập trình vốn không chuyên cũng là cả một vấn đề.
Không chỉ lĩnh vực Công nghệ thông tin, các BA còn làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ phần mềm… Để theo đuổi nghề này, đầu tiên phải có sự yêu thích và phải có tư duy logic, suy luận vấn đề và cần nhiều kỹ năng mềm như tổ chức, viết tài liệu, giao tiếp, phân tích… bên cạnh kiến thức chuyên môn."
Để trở thành một BA
T5, 15/03/2012 - 23:23
#1
Để trở thành một BA
Cảm ơn bạn, mình nghiệm thấy những gì bạn nói rất đúng
Vậy nếu không có IT liệu mình có làm được BA ( Ý mình IT ở đây là lập trình ... )
Chưa có kiến thức về IT không có nghĩa là sẽ không có đúng không victor96. Về cơ bản, nếu bạn muốn làm BA thì kiến thức về nghiệp vụ cũng là nền tảng khá ổn, bạn cần tìm hiểu thêm về việc đưa kiến thức đó sang môi trường phần mềm thì sẽ như thế nào. BA không nhất định là phải làm sâu đến database, việc này phụ thuộc vào team của bạn work theo cách thức nào, đa số bây giờ phần database sẽ do một bạn BA chuyên biệt đảm nhiệm
Chào các bạn,
Mình thấy các bạn nên phân ra hai công việc: 1) Phân tích kinh doanh - business analysis; 2) Phát triển yêu cầu kỹ thuật - requirement engineering. Mỗi công việc nói đòi hỏi năng lực, kỹ năng và kỹ thuật khác nhau như kiểu như:
1) Phân tích kinh doanh: Người đảm nhận công việc cần xác định nhu cầu kinh doanh (vấn đề, hoặc cơ hội) và từ đó phân tích đưa ra các giải pháp đề xuất kinh doanh mang lại giá trị và phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp. Bài có thể là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, có thể là xây dựng hệ thống quản lý, có thể là mộ hệ thống thanh toán ở ngân hàng. Liệu người xuất thân từ IT và Non-IT thì có lợi thế?
2) Phát triển yêu cầu kỹ thuật. Người đảm nhận công việc này cần hiện thực hoá giải pháp đề xuất kinh doanh thành các tài liệu kỹ thuật cho đôi phát triển (vốn người phát triển không đủ khả năng làm việc này, hoặc làm không tốt). Công việc này đòi hỏi phát triển các chi tiết yêu cầu, phân tích các chính sách, phân tích các business rule, phân tích đặc điểm của từng kỹ thuật (hoặc nhờ chuyên gia kỹ thuật tư vấn) và viết lại các tài liệu kỹ thuật. Công việc này sẽ khó mà hoàn thành tốt nếu không có nền tảng IT (dự án IT). Đây là công việc chính của BA ở nhiều dự án outsourcing.
Bạn đang làm công việc nào trong hai công việc trên? Ở một số doanh nghiệp thì 2 vai trò này được tách biệt ra theo mục đích kinh doanh của họ. Ở một số doanh nghiệp thì hai công việc này được gom về cho một người làm. Chức danh Business Analyst - BA chỉ là cái tên nhưng nếu bạn đọc kỹ bản mô tả công việc ở nhiều doanh nghiệp khác nhau thì được mô tả tách biệt đó bạn.
Có một số bài viết bạn nên đọc thêm để hiểu rõ hơn:
- Series bài viết (3 phần): Nhưng Kỹ năng nào là quan trọng cho một Business Analyst mới vào nghề?
- Dấu hiệu nhận biết sự khác biệt của công việc Business Analysis với Requirement Engineering
Chúc các bạn cuối tuần hạnh phúc.
Trân trọng,
Nguyễn Đức Giang