Tính cách của một nhà kiến tạo sản phẩm giỏi
Hãy hoàn tất câu: Một nhà kiến tạo sản phẩm giỏi...
Anh ấy đại diện cho tiếng nói của khách hàng và tạo ra tầm nhìn sản phẩm cùng với các bên có liên quan.
Anh ấy thích giao tiếp chính diện (mặt đối mặt). (face to face communication)
Anh ấy biết cách quản lý đầu mục công việc phải làm (product backlog)
Anh ấy biết rõ mô hình hoạt động của công ty mà anh ta làm việc.
Anh ấy tập trung trên những chức năng cần thiết mang lại lợi ích cho khách hàng
Anh ấy biết rõ về môi trường và lĩnh vực mà anh ấy làm việc
Anh ấy hành động trên tất cả cấp độ từ chiến lược đến chiến thuật và cả nghiệp vụ chi tiết
Anh ấy luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi cho những người tham gia liên quan đến việc tạo ra sản phẩm (các bên liên quan, khách hàng, đội phát triển giải pháp...)
Anh ấy biết nói "Không!". Anh ấy biết hoàn cảnh nào phải từ chối và từ chối bằng cách nào đối với những ý tưởng & tính năng mà anh ấy đánh giá là không hay
Lại là Đầu mục công việc. Anh ấy bỏ nhiều thời gian quan tâm & tinh chỉnh nó vì nó là nền tảng giúp anh ấy tạo ra một sản phẩm tuyệt với cho khách hàng
Đến phiên bạn, hãy hoàn tất tiếp câu Một nhà kiến tạo sản phẩm giỏi...
Bình luận
Nguyen Duc Giang
CN, 10/04/2016 - 10:39
Liên kết cố định
Product Owner là người hoá giải kỳ vọng của khách hàng
Chào bạn,
Cảm ơn bài chia sẻ của bạn với cộng đồng, với quản điểm của mình thì có một số điểm cần nhất mạnh (có thể là tố chất hoặc kỹ năng) như:
1/ Biết lắng nghe và thấu hiểu: Ai cũng biết giao tiếp là chìa khoá của Business Analyst - BA lẫn Product Owner - PO. Nhiều khi lãnh đạo - board of management chỉ đưa ra tuyên bố một vài câu. Nhưng để hiểu được kỳ vọng đó thì cả một thách thức. Do đó vi trò PO, BA cần biết nâng cao kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu, và biết cách khơi gợi để lãnh đạo, khách hàng chi sẽ rõ các vấn đề và cơ hội của doanh nghiệp. Chưa kể PO và BA là người truyền tải kỹ vọng ấy cho đội phát triển theo ngôn ngữ technical quen thuật của họ.
2/ Biết phân tích bài toán lợi nhuận: Với các lãnh đạo và doanh nghiệp thì điều họ quan tâm đến 1 sản phẩm đưa vào thực tế thì cần đầu tư bao nhiêu, tốn bao nhiêu thời gian phát triển, ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ thế nào, ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp ra sao, những rũi ro về công nghệ trong giải phảp đề xuất - Business Case..? Với vai trò PO và BA thì cẫn tập trung phân tích và biểu diễn các con số theo cái loại hình document mà họ quen thuộc. Nếu PO và BA chỉ tập trung phân tích mà hình, dòng data, flow,... thì đó là công việc của Requirement Engineer (theo cách gọi của người Nhật)
3/ Nắm được vòng đời, quy trình tạo ra sản phẩm: Với một PO là người cho lãnh đạo biết khi nào sản phẩm Ship ra thị trường và cái gì Ship trước. Việc năm được vòng đời của sản phẩm và quy trình phát triển, kể cả nguồn lực đang có để đưa ra các roadmap để ship sản phẩm. Liệu roadmap đó có khả thi khi anh ta không nắm được 3 vấn đề nêu trên?
4/ Là một lãnh đạo - leader: Với các dự án lớn (khoảng 30 members trở lên) thì kỹ năng lãnh đạo sẽ thể hiện rất rõ nét. Nếu dự án theo Agile Scrum thì việc chia nhóm (theo quy tắc 7+-2) là cần thiết. Với 1 PO lãnh đạo 1 nhóm đã là thách thức, nhưng lãnh đạo 3-5 nhóm hoặc lãnh đạo cả dự án thì quả là quá thách thức. Nên hiểu lãnh đạo ở đây theo leadership để xác định hướng đi, biết đặt câu hỏi đúng cho các đối tượng liên quan đưa ra quyết định, biết xác lập tầm nhìn và có khả năng tạo động lực để cả team, cả dự án có thể Ship sản phẩm theo cái roadmap mà PO đã hứa với lãnh đạo và khách hàng.
Các bạn có thể đọc thêm các bài viết chuyên đề của chúng tôi ở link sau:
- Vai trò của Product Owner trong sự án Agile
- Tại sao Planning Poker được khuyến khích dùng trong dự án Agile?
- Kinh nghiệm chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) chuẩn bị cuộc họp, phỏng vấn khách hàng
Trân trọng,
Nguyễn Đức Giang