Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst)

Bạn đã bao giờ nghe nói đến nghề “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ” - Business Analyst (BA)? Đó là nghề gì vậy? Bạn cần những kỹ năng nào để trở thành một chuyên viên phân tích nghiệp vụ giỏi?

 

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA: Business Analyst) có vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. Họ là người chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh của khách hàng tiết kiệm và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và khách hàng. Họ giúp cải thiện cách thức vận hành kinh doanh, giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có giới hạn, và hỗ trợ cho khách hàng tốt hơn.

Một BA là chiếc cầu nối giữa bộ phận Công nghệ thông tin và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ làm việc ở nhiều lĩnh vực và liên quan mật thiết đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là thành viên của nhóm dự án, họ đóng góp nhiều ý kiến và thông tin giá trị. Họ làm việc với các nhà quản lý và các nhà tư vấn, chịu trách nhiệm phát triển mô hình nghiệp vụ, thực hiện các công việc nghiên cứu và phân tích phức tạp. Các BA làm việc trong nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau, cọ xát với nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều kiện cần có đầu tiên của các chuyên viên này là có trình độ kỹ thuật. Các chuyên viên phân tích nghiệp vụ thường có xuất thân là lập trình viên hay kỹ sư công nghệ thông tin. Tuy nhiên, BA không nhất thiết phải có chuyên môn kỹ thuật về CNTT, một số người có thể chuyển sang làm BA từ một ngành nghề kinh doanh khác nhờ có khả năng phân tích nghiệp vụ tốt.

Thứ hai, họ phải có các kỹ năng phân tích nghiệp vụ, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ định giá doanh nghiệp, kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng…

Điều kiện cần có tiếp theo là họ cần có các kỹ năng làm việc theo nhóm. Thông thường, một dự án thường trải qua các giai đoạn nghiên cứu và phân tích phức tạp nên cần có sự hỗ trợ của nhiều người. Mặt khác, làm việc theo nhóm là một cách thu thập được nhiều ý kiến và các thông tin có giá trị.

Tiếp theo, sau kỹ năng phân tích, điều kiện cần có ở một chuyên viên phân tích là kỹ năng giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng không kém phần quan trọng trong mối quan hệ với khách hàng đối với các chuyên viên này.

Nếu có trình độ vững chắc và kinh nghiệm, các BA sẽ đảm nhận các chức vụ quan trọng hơn như Giám đốc dự án, cố vấn chuyên môn hay chuyên viên tư vấn.

(Nguồn wikipedia, taichinh24h.com )

Bình luận

Nếu để nói về nghề BA thì sẽ rất nhiều khía cạnh, và rất chung chung. Cá nhân tôi thấy rằng nếu để các bạn mới vào nghề có cái nhìn cơ bản về nghề BA thì cần nhìn nghề này qua các lĩnh vực mà BA xuất hiện. Ví dụ như BA trong ngành tài chính, BA trong ngành CNTT...
Tôi thì đang làm BA - CNTT nên thấy rằng ngoài các kỹ năng của 1 BA nói chung, BA CNTT còn cần biết về CNTT- để có thể chuyển đổi yêu cầu nghiệp vụ của KH thành flow, thành ngôn ngữ của tin học.

mình đồng ý với bạn cuacon288, một BA cần phải giỏi kiến thức CNTT, ngoài ra là cần có khả năng nhu cầu học hỏi nhanh nghiệp vụ của công ty để có thể triển khai phát triển nhu cầu kinh doanh của cty. BA là miền Trung tiếp nối miến Bắc và miền Nam đó :-)

tôi cũng hiện đang làm BA cho một công ty ở tphcm. cá nhân tôi thấy công việc BA ở việt nam có vẻ chưa phát triển lắm, nhưng có tiềm lực trong tương lai. tôi cũng mới tập tễnh vào nghề nên còn rất nhiều bỡ ngỡ. hầu hết các anh chị trong phòng đều trải qua ít nhất 3, 4 năm làm DEV trước khi chuyển qua làm BA, còn tôi thì xuất thân là chuyên ngành MIS và ko thiên về cntt. do đó cũng gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình làm việc.